Làm việc, ứng xử thế nào khi sếp nhỏ tuổi hơn?
Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư José M. Muyor - chuyên gia tại Trung tâm nghiên cứu sức khỏe thuộc Đại học Almería, cho biết: "Các phép đo này chỉ ra rằng hoạt động tình dục có thể được so sánh tương đương với hoạt động thể chất ở cường độ vừa phải hoặc thậm chí là mạnh mẽ".Thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025: Sẽ chọn phương án nào?
Trong 12 con giáp, rắn được coi là đại diện của sự thông thái, mưu lược và khả năng phán đoán nhạy bén. Bên cạnh đó, rắn có thể sinh sống ở nhiều địa hình dù là sông nước hay sa mạc, đồi núi hay đồng bằng, nên hình tượng rắn mang ý nghĩa thích nghi với mọi hoàn cảnh, ứng biến linh hoạt. Với những ý nghĩa sâu sắc về con giáp đại diện năm 2025, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI ra mắt hệ sinh thái sản phẩm Kim Tỵ, bao gồm: trang sức vàng 24K, charm vàng 24K, tượng vàng, phủ vàng và xu vàng thể hiện mong ước về trí tuệ minh mẫn, đưa ra những quyết định sáng suốt, cầu mong sự bình an, tránh những điều xui xẻo trong năm mới.Bộ sưu tập trang sức vàng 24K Kim Tỵ của DOJI gồm các sản phẩm chính: lắc tay, nhẫn, dây chuyền và vòng charm. Lấy cảm hứng từ hình tượng rắn vàng uy nghiêm nhưng linh hoạt, các thiết kế được cách điệu với hình ảnh chú rắn uốn lượn, tạo nên biểu tượng "infinity" (vô cực) - biểu trưng cho sự vĩnh cửu và hài hòa.Đội ngũ thiết kế bộ sưu tập trang sức vàng 24K Kim Tỵ của DOJI bật mí: "Hình ảnh rắn đang di chuyển tạo thành biểu tượng vô cực không chỉ mang ý nghĩa về sự liên tục, bền vững và cân bằng mà còn được xem là hình ảnh may mắn, kích hoạt năng lượng tích cực. Những sản phẩm trang sức mang tính đại diện cho năm mới Ất Tỵ sẽ như lời chúc thu hút những cơ hội thành công và thịnh vượng".Tất cả sản phẩm trong bộ sưu tập đều được chế tác từ vàng 24K, không chỉ tôn lên vẻ đẹp tinh tế mà còn mang theo lời chúc về sự trường tồn và may mắn trên mọi chặng đường.Nằm trong hệ sinh thái sản phẩm Kim Tỵ DOJI, bộ đôi đồng vàng nguyên chất - Kim Tỵ Phát Lộc và Kim Tỵ Chiêu Tài, là sự kết hợp tinh tế giữa giá trị thẩm mỹ, ý nghĩa tích lũy, phong thủy dành cho năm Ất Tỵ.Kim Tỵ Phát Lộc khắc họa hình tượng rắn hổ mang oai vệ, mạnh mẽ, với phần đầu ngẩng cao đầy uy lực và dưới thân rắn là hình ảnh những âu vàng, tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý và tài lộc dồi dào. Trong khi đó, Kim Tỵ Chiêu Tài lại được cách điệu theo phong cách dễ thương, dễ gần giúp thu hút những điều may mắn, thuận lợi, công việc hanh thông.Đặc biệt, xu vàng Kim Tỵ Chiêu Tài và Kim Tỵ Phát Lộc là hai sản phẩm được sản xuất dành riêng cho ngày Thần Tài - mùng 10 tết Ất Tỵ.Tuyển tập Kim Tỵ DOJI không chỉ gây ấn tượng với những sản phẩm trang sức tinh xảo mà còn mang đến tuyệt phẩm tượng vàng: Kim Tỵ Phú Quý, Kim Tỵ Thịnh Vượng, Thìa vàng Kim Tỵ, Kim Tỵ Như Ý và tượng Kim Tỵ phủ vàng công nghệ Nano.Được chế tác từ vàng 24K nguyên chất, hình tượng rắn trong các sản phẩm tượng được thể hiện một cách tinh xảo toát lên vẻ đẹp sang trọng và đầy uy nghiêm. Mỗi chi tiết, từ lớp vảy rắn, nén vàng cho đến các họa tiết hoa văn, đều được các nghệ nhân kim hoàn DOJI tỉ mỉ chạm khắc, tạo hình. Đặc biệt, công nghệ tạo hình nano cho phép sản phẩm có màu sắc đậm nét, giữ màu lâu, tạo nên sự đẳng cấp và chất lượng trong từng tác phẩm.Tượng vàng Kim Tỵ, tượng phủ vàng nano Kim Tỵ của DOJI không chỉ là vật phẩm trang trí sang trọng mà còn là món quà phong thủy hoàn hảo để dành tặng đối tác, khách hàng hoặc người thân trong dịp năm mới. Món quà thể hiện lời chúc chân thành về một năm tài lộc dồi dào, sự nghiệp thăng tiến và cuộc sống sung túc.
Lô cốt choán đường quá lâu
Bác sĩ trẻ Ngô Quốc Cường, Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, có ca trực đêm giao thừa 3 năm trước đây đầy ấn tượng. Cứ theo thông lệ, ở thời điểm giao thừa các bác sĩ sẽ được tập trung ở sảnh nghe chúc tết và nhận lì xì của Ban Giám đốc Bệnh viện. Đêm đó, chỉ còn mấy phút là đến thời khắc giao thừa, bệnh nhân tại khoa đột nhiên ngưng tim, cả ê kíp bỏ lại hết mọi suy nghĩ, tâm tư ngày tết, tập trung cao độ ép tim. 15 phút "vàng" nỗ lực đã giành lại bệnh nhân từ tay tử thần. Tuy ca này không phải là ca đầu tiên, nhưng là ca bệnh mà tất cả các bác sĩ của kíp trực hôm đó đều nhớ mãi đến bây giờ, bởi quá ấn tượng. Sau 3 năm được cứu sống từ đêm giao thừa đó, đến bây giờ bệnh nhân A Ly, người đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay khỏe mạnh, sống vui mỗi ngày.10 năm làm việc trong ngành y, với bác sĩ Cường ngày tết chỉ khác biệt một chút ngày thường ở khoảnh khắc chiều cuối năm. Ngoài bệnh viện, người người tất bật sắm cây mai, cành đào, chậu hoa cúc… quây quần cùng nhau bên bữa cơm tất niên. Trong bệnh viện, bác sĩ không được rời vị trí, sẵn sàng làm mọi nhiệm vụ được giao. Dù là bác sĩ luôn có "đầu lạnh, trái tim nóng" cỡ nào, ngày cuối năm cũng có khoảng lặng và thời điểm đó trôi rất nhanh khi có ca cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Khi đó, các bác sĩ ngay lập tức vào guồng, tranh thủ từng phút giây để bảo đảm sự sống cho bệnh nhân."Chọn nghề y là bản thân mình đã xác định những đêm trực không ở cùng gia đình. Trực tết có vất vả cỡ nào mình cũng phải hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo bệnh nhân được bình an", bác sĩ Cường chia sẻ.Làm việc vất vả sau một đêm trực căng não, sáng mùng 1 tết, bác sĩ Cường tự chạy xe máy để kịp về quê sum vầy với gia đình, đi thăm tết ông bà đầu năm. Theo bác sĩ Cường, không chọn xe khách hay tàu mà đi xe máy từ tỉnh Khánh Hòa ra Phú Yên, (khoảng 100 km) là do vừa mong ngóng được sớm về nhà, lại còn muốn được tận hưởng khoảnh khắc du xuân, ngắm cảnh phố phường ngày đầu năm.Cũng có những ca trực đêm giao thừa như bác sĩ Cường, bác sĩ Trần Hà Thiên Ân sáng mùng 1 sau khi thay ca vội cầm ba lô một mình, một xe chạy máy về tỉnh Gia Lai để về đoàn viên cùng gia đình. Bác sĩ Thiên Ân cho biết những chuyến xe trở về ngày tết như vậy dài khoảng 7 tiếng đồng hồ, vài năm mới có một lần. Bởi các bác sĩ đều thay phiên, có năm đúng phiên mình trực đêm giao thừa nhưng có năm lại không. Việc chạy xe máy với quãng đường dài như vậy là sự bất đắc dĩ, bởi tuyến Khánh Hòa đi Gia Lai vào sáng mùng 1 tết không có tuyến xe khách chạy, mà anh lại không thể chờ thêm khoảnh khắc nào khác để được về đón tết cùng gia đình.Nhắc đến ca trực tết, bác sĩ Thiên Ân rất hạnh phúc vì có những đồng nghiệp quan tâm, sát cánh cùng nhau. Ngoài các món ngon ngày tết được khoa chuẩn bị, mỗi người trong ca trực đều mang thêm các món ngon, cũng đãi nhau ăn ngày trực. Dù xa nhà nhưng rất ấm lòng. Mong mỏi lớn nhất của các bác sĩ ngày tết không tăng lương hay giảm giờ làm mà mong được trang bị thêm các trang thiết bị y tế hiện đại. Có thiết bị tốt, hiện đại mới đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị thuận lợi, nhất là ở Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc.Bác sĩ Trần Quốc Vinh (32 tuổi), Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, kể về những đêm trực giao thừa của bản thân chỉ có đúng vài chục phút nghĩ về tết, còn lại thời gian dành hết cho việc phẫu thuật, điều trị cho các ca cấp cứu trong đêm. Có những ca trực, tai nạn giao thông xảy ra khiến một lúc có 3 – 4 ca nhập viện điều trị. Từ thời khắc giao thừa năm mới, cứ vậy làm đến sáng mùng 1.Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Đình Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng,ngẫm lại về 23 năm làm nghề của mình với đa phần những đêm 30 tết đều trong phòng mổ. Nếu ít ca mổ thì đến sáng là xong, có những năm phải đến trưa mùng 1 mới xong ca mổ. Làm việc áp lực là vậy, bước ra khỏi phòng mổ, bác sĩ Thành nghĩ ngay đến bệnh nhân mổ xong phục hồi như thế nào, phương án nào điều trị tốt nhất cho bệnh nhân… Sau đó mới nghĩ đến gia đình và ngày tết. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Lương Kỷ, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, ghi nhận những vất vả không thể diễn tả bằng lời của y, bác sĩ tại bệnh viện trong những ca trực đêm, đặc biệt là thời điểm tết. Hiểu những khó khăn đó, đêm giao thừa Ban Giám đốc Bệnh viện luôn dành sự quan tâm, động viên dành cho các y, bác sĩ trực tết. Có những bác sĩ ở thời điểm giao thừa dù không được nghe chúc tết nhưng khoảnh khắc đó, cứu sống được một mạng người thì đó chính là niềm vui, là mùa xuân, ngày tết của họ.
Ban tổ chức cho biết, cuộc thi có chủ đề "50 năm vang mãi bản hùng ca toàn thắng". Đối tượng dự thi là cán bộ, đoàn viên, thanh niên trong Quân đội (khuyến khích có sự tham gia của các đơn vị kết nghĩa). Mỗi tác giả, nhóm tác giả có thể dự thi nhiều bài thi.Hình thức thi viết: các tác giả (nhóm tác giả) phải trả lời đầy đủ, đúng thứ tự 10 câu hỏi của cuộc thi, trong đó có bài trình bày cảm nhận về chiến thắng lịch sử ngày 30.4.1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và trách nhiệm của cá nhân trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, quyết tâm "xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến, anh hùng". Bài dự thi chưa được công bố trên các báo, tạp chí và phương tiện thông tin đại chúng; tỷ lệ trùng lặp với các bài viết, tác phẩm đã được công bố không quá 20%. Ngoài bìa bài thi ghi rõ:"Bài dự thi tìm hiểu 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025)"; thông tin tác giả (nhóm tác giả), gồm: họ và tên; tuổi, giới tính, dân tộc; cấp bậc (nếu là quân nhân); chức vụ (chính quyền, đoàn thể); tên cơ quan, đơn vị, địa phương; số điện thoại liên hệ. Ban tổ chức cung cấp những thông tin, tư liệu cần thiết cho người dự thi nghiên cứu, tham khảo trên Báo Quân đội nhân dân, Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội và hệ thống báo chí của T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh từ tháng 1.2025. Thời gian nhận hồ sơ dự thi cấp toàn quân từ 1.3 - 15.3.2025 (tính theo dấu bưu điện hoặc ngày trực tiếp nhận bàn giao hồ sơ).Các bài dự thi (bản in, mô hình) gửi về Bảo tàng Chiến thắng B52 (số 157, phố Đội Cấn, P.Đội Cấn, Q.Ba Đình, Hà Nội). Chi tiết liên hệ thượng úy Phạm Tuấn Hưng, cán bộ Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh thủ đô Hà Nội, điện thoại: 0343491105. Công văn, danh sách và file word các bài dự thi gửi về Ban Thanh niên Quân đội (số 2 Lý Nam Đế, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) và địa chỉ mail: cuocthitimhieu50namgpmntndn@gmail.com. Cơ cấu giải thưởng: dự kiến tặng bằng khen của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị cho 35 tập thể có thành tích xuất sắc trong tổ chức, tham gia cuộc thi.Giải cá nhân: dự kiến 80 giải, gồm 10 giải A, 15 giải B, 25 giải C và 30 giải khuyến khích. Tặng giấy chứng nhận của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị cho mỗi tác phẩm đoạt giải và thưởng tiền kèm theo cho mỗi tác giả (nhóm tác giả) có tác phẩm đoạt giải: giải A 10 đồng, giải B 5 triệu đồng, giải C 3 triệu đồng, giải khuyến khích 2 triệu đồng. Ban tổ chức sẽ tổng kết, trao giải dự kiến vào cuối tháng 4 tới, tại Hà Nội.
Vui xuân mới ở Trường Sa
Theo ghi nhận của chúng tôi sáng mùng 3 tết, tại quảng trường 24.3, đã hơn 10 giờ vẫn có rất đông người chấp nhận dang nắng để xếp hàng được chụp ảnh cùng với cặp linh vật rắn. Nhiều người mang kính mát, dùng ô, áo khoác để che chắn. Mặc dù trời nắng chói chang nhưng ai nấy cũng đều vui vẻ, háo hức du xuân. Tại quảng trường 24.3, có rất nhiều linh vật rắn được tạo hình, từ hình dáng ngộ nghĩnh, đáng yêu đến mạnh mẽ, oai dũng. Tuy nhiên, nổi bật nhất là cặp linh vật rắn màu vàng tươi, rực rỡ được đặt ngay tại vị trí trung tâm. Vượt quãng đường hơn 20 km để đưa vợ con đến đây du xuân, chụp ảnh check-in cùng với cặp linh vật rắn, Trần Tấn Bảo (28 tuổi), ngụ tại thị trấn Hà Lam, H.Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam), chia sẻ: “Năm nào 2 vợ chồng cũng đi du xuân ở đây, sáng nay nhà mình đến đây từ lúc 9 giờ. Năm nay quảng trường được trang trí rất đẹp với rất nhiều hoa tươi, đặc biệt là cặp linh vật rắn vô cùng nổi bật”.Bảo cho biết vì có đông người muốn chụp ảnh cùng với linh vật rắn nên phải xếp hàng đợi để tới lượt. “Mình ấn tượng nhất với chú rắn hổ mang vô cùng mạnh mẽ, được chạm khắc tinh xảo và tỉ mỉ”, Bảo cho hay.Đang vui vẻ cùng mẹ của mình lưu giữ lại những hình ảnh của năm mới, chị Nguyễn Thị Thanh Thủy (35 tuổi), ngụ tại xã Tiên Mỹ, H.Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam), nói: “Đây là lần đầu tiên 2 mẹ con mình đến đây du xuân. Mình thấy khung cảnh ở đây rất đẹp, không khí thì đông vui, rộn ràng, ai cũng vui vẻ hết. Mình thích nhất là cặp linh vật rắn, bởi màu vàng rực rỡ và bắt mắt, mong sẽ có một năm mới tài lộc, may mắn”.Vì có khá nhiều người đợi để được check-in với cặp linh vật rắn nên mẹ con chị Thủy ưu tiên chụp ảnh với những tiểu cảnh như cây mai, ngôi nhà hoa... trước.Quảng trường này cũng là địa điểm du xuân quen thuộc mỗi dịp tết đến xuân về của Nguyễn Linh Anh (24 tuổi), ngụ tại xã Bình Phú, huyện Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam). Cô nàng gen Z chia sẻ: “Năm nào ở đây cũng được trang trí với rất nhiều hoa tươi tạo nên một khung cảnh rất mùa xuân. Đặc biệt, năm nay mình thấy ở đây có đủ hình ảnh của 12 con giáp luôn chứ không riêng gì con rắn. Các con vật đều được trang trí rất ngộ nghĩnh và đáng yêu”.Mặc dù đã giữa trưa, trời nắng chói chang nhưng vẫn có rất nhiều người diện áo dài cùng người thân, bạn bè lưu giữ lại những khoảnh khắc rực rỡ trong những ngày đầu năm mới tại đây.